Quy định vận tải hàng hóa đường bộ Việt Nam



20/04/2019

Điều 73: Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh ngành vận tải hàng hóa

  1. Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các quyền sau đây:
  2. Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của thông tin đó có đúng hay không..tránh trường hợp vận chuyển hàng hóa không đúng quy định nhà nước
  3. Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước, phí vận tải và chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
  4. Từ chối vận chuyển nếu người thuê vận tải không giao hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng;
  5. Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết

Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Cung cấp phương tiện đúng loại, thời gian, địa điểm và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng;
  2. Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện;
  3. Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp miễn bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
  4. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;
  5. Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật nà
  6. Chính phủ quy định giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa.

Điều 74: Quyền và nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hóa

Quyền:

  1. Từ chối xếp hàng lên phương tiện vận chuyển nếu phát hiện phương tiện đó không đúng với thỏa thuận..
  2. Yêu cầu người làm dịch vụ vận tải phải giao hàng đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng
  3. Yêu cầu người kinh doanh dịch vụ vận tải bồi thường thiệt hại nếu trong quá trình vận chuyển có xảy ra vấn đề ảnh hưởng đến sản phẩm.

Nghĩa vụ:

  1. Phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hóa trước khi giao cho người làm vận chuyển..tránh trường hợp hàng hóa không đúng vs quy định của nhà nước
  2. Thanh toán đầy đủ chi phí, phát sinh cho người làm dịch vụ vận tải.
  3. Cử người đi cùng hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó phải có người bảo lãnh mới được mang đến nơi quy định.

Điều 75: Quyền và nghĩa vụ của người nhận hàng

Quyền:

  1. Nhận và kiểm tra hàng hóa xem có đúng với giấy tờ đã ghi trong hóa đơn hay không..
  2. Yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê dịch vụ vận tải đòi hỏi bên làm dịch vụ vận tải phải bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hóa
  3. Yêu cầu giám định hàng hóa khi nghi vấn hàng hóa đó kém chât lượng.

Nghĩa vụ:

  1. Phải nhận hàng đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận…Xuất trình giấy tờ chứng minh mình là người nhận cho bên vận chuyển hàng hóa
  2. Thanh toán những chi phí phát sinh do nhận hàng muộn và sai địa điểm đã ghi trong giấy tờ..

Điều 76: Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng

  1. Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được.
  2. Việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng xe vận tải phù hợp với trọng tải của món hàng đó..
  3. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng, trường hợp cần thiết phải bố trí người chỉ dẫn giao thông để bảo đảm an toàn giao thông.
  4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.

 

Điều 77: Vận chuyển động vật sống

  1. Tùy vào loại động vật khác nhau, người kinh doanh dịch vụ vận tải có quyền uy cầu người áp tải để chăm sóc động vật trong quá trình vận tải
  2. Người thuê vận tải phải chịu trách nhiệm về việc bốc xếp động vật theo hướng dẫn của người kinh doanh dịch vụ vận tải
  3. Việc vận chuyển động vật trên đường phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường..

Điều 78: Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

  1. Xe vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải có giấy cấp phép của nhà nước
  2. Xe vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nghiêm cấm hành vi dừng đỗ ở nơi đông người..
  3. Chính phủ là người quy định về danh mục hàng có nguy hiểm hay không, vận chuyển hàng nguy hiểm phải có giấy được phép vận chuyện hàng nguy hiểm..

Bài viết liên quan